Vì một cái Tết văn minh không có tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội do bia, rượu gây ra.

Cấm lôi kéo, ép buộc uống rượu bia

Tôi ủng hộ nghị định 100/2019/TTCP về việc cấm uống rượu, bia khi tham gia giao thông. Vấn đề này có lẽ đang được nhiều người quan tâm vì cái quy định mức nồng độ cồn là 0mg/ đơn vị khí thở.

Nhiều người lại không đồng tình vì mức 0 là vô lý với nhiều lý do. Theo những người phản đối thì họ cho rằng nên có con số thấp nhất thay vì là 0 ( tức là cấm tuyệt đối). Viện cớ là ăn hoa quả có cồn, uống các nước giải khác có cồn nhẹ cũng bị xử phạt là vô lý. Nhưng luật cũng đã nói và các cơ quan cũng đã giải thích rồi mà họ có nghe đâu. Khi ăn hoa quả có nồng độ cồn thì chỉ sau khoản thời gian ngắn từ 15 đến 20 phút là đã không còn nồng độ cồn nữa rồi. Nhưng giờ họ biết trường hợp đó mà họ vừa ăn hoa quả có nồng độ cồn mà lái xe thì thật hết nói.

Đã có nhiều trường hợp dỡ khóc dỡ cười mà báo chí nêu lên như kiểu mới uống ly rượu thuốc trị nhức mỏi xong thì có việc chở vợ đi công việc. Thế là bị thổi vào và xử phạt. Cái này không oan uổng đâu, vì đằng nào nó cũng là rượu rồi còn gì.

Rồi thêm trường hợp hôm nay nhậu xong nhưng ngày hôm sau vẫn bị phạt vì còn nồng độ cồn. Nhiều người lại cho rằng nếu vậy thì hôm trước nhâu thì hôm sau khỏi đi làm à? Lại vô lý và cãi cùn rồi mọi người à. Nếu hôm sau còn nồng độ cồn thì sử dụng dịch vụ xe ôm hoặc nhờ người thân, bạn bè, hàng xóm các kiểu mà đi làm. Nếu đã nhậu thì nhận thức được nồng độ cồn còn trong người hay là không chứ nhỉ.

Lại thêm trường hợp lương ít thì lấy tiền đâu đi taxi, đi xe ôm hoài được. Nếu vậy thì đừng nhậu chi tốn kém tiền bạc, hại thân hao mòn sức khỏe. Nhiều khi gây tại nạn giao thông còn chết người. Hoặc nóng tính gây sự đánh nhau, thậm chí là bạo hành giao đình thì càng khổ hơn.

Luật có nói là cấm tham gia giao thông khi đã uống rượu, bia chứ đâu có nói là cấm rượu, bia nhưng nhiều người lại quy chụp là nếu làm vậy sẽ thiệt hại kinh tế, làm nhiều người thất nghiệp ( quan ăn dẹp tiệm). Họ la xa gớm, mấy quán kinh doanh bia, rượu nếu không còn kinh doanh nữa thì họ có thể chuyển sang kinh doanh món khác, ngành khác và thuê người làm mà. Thiệt hại kinh tế chả thấy đâu chỉ thấy giỏi biện hộ với lý do là bị cấm nhậu vì sợ bị phạt nặng. Muốn nhậu thì cứ việc nhậu thôi, nhưng đừng tham gia lái xe là được.

Có nhiều quán ăn, nhà hàng có cả dịch vụ đưa người uống rượu, bia về tận nhà đấy, tìm các quán như thế mà nhậu thoải mái. Hoặc nếu đã nhậu thì phải có một người tỉnh táo để lái xe về nhà an toàn. Bí bách quá thì thuê taxi, xe ôm các thứ mà về. Thậm chí là gọi người nhà ra rước về luôn cho an toàn ấy chứ. Nhưng hãy nhớ đến hôm sau còn phải đi làm. Nếu vậy thì chọn thứ 7 cuối tuần mà nhậu nhé. Ngày nào cũng nhậu thì thì dân giàu nước mạnh vì tiền phạt vi phạm tăng cao luôn đấy bợm nhậu à.

Bản thân là một người có tửu lượng thấp ( bia thì tầm 2 lon, rượu thì 3 ly) nên mình không tha thiết gì việc ăn nhậu cả. Nếu có uống thì uống tại nhà, uống xong ngủ khỏe khỏi phiền lòng đến ai. Xung quanh đã chứng kiến biết bao nhiêu người chết sớm vì nhậu quá nhiều. Người thân, người quen có thói quen nhậu hàng ngày giờ gần đất xa trời nhiều lắm. Gia cảnh thì không khá giả nhưng ngày nào cũng nhậu.

Nếu biết nhậu đúng cách, đúng thời điểm thì việc nhậu không phải là vấn đề gì quá đáng. Nhưng nhậu mà tham gia giao thông gây tai nạn chết người là thật sự là rất đáng trách và nên ngăn chặn bằng mức phạt cao như nghị định 100 vừa ban hành và có hiệu lực từ năm 2020.

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x