Hẳn ai cũng nghe về hoa bỉ ngạn, nhưng bạn đã thực sự hiểu được bỉ ngạn là gì chưa? và sự tích về truyền thuyết hoa bỉ ngạn chưa? mình xin giải đáp cho các bạn trong bài viết này.
Mục lục bài viết
1. Bỉ ngạn là gì?
Mình phân tích từ Bỉ ngạn chứ không phải hoa bỉ ngạn nha, nhưng sẽ phân tích ngược lại từ hoa bỉ ngạn mà ra.
- Tại Trung Quốc: Hoa bỉ ngạn nói lên sự ưu mỹ thuần khiết
- Tại Nhật: Được diễn tả như một hồi ức đau thương
- Tại Triều Tiên: Loài hoa này nói lên nỗi nhớ da diết
Ta có thể đã nghe qua từ bỉ ngạn này ở trong kinh phật, trong truyện tiên hiệp của Trung Quốc hoặc gốc trung mà ra.
Bỉ ngạn có nghĩa là sự thuần khuyết hoàn mỹ, nhưng nó không có trong thế giới này mà là ở thế giới khác, một thế giới hướng tới sự hoàn mỹ.
Bởi vì sao ở thế giới khác, bởi vì thế giới trần tục này quá ô nhiễm, có quá nhiều điều trần tục không thể đạt đến sự ưu mỹ thuần khiết được, nên nó là một thế giới cực kỳ thuần khiết mà không ai tới đó mà quay về để kể cho chúng ta nghe được, cho nên nó giống như là một nơi trong trí tưởng tượng, là một nơi cực kỳ hoàn mỹ.
Trong truyện Bách Luyện Thành Thần ta có thể thấy những ai đạt cảnh giới Chân thần viên mãn và thông qua một đạo chi chân ý thì mới có thể hội được bỉ ngạn, ở đây là tượng trưng cho phẩm chất cao quý, hoàn mỹ thuần khiết của con người.
2. Hoa bỉ ngạn là gì, có thật không?
Hoa bỉ ngạn có tên khoa học là: Lycoris radiata. Hoa có 2 màu sắc chính là Đỏ và Trắng. Hoa thường nở vào mùa xuân và được tìm thấy lần đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó nó cũng được tìm thấy ở Nhật Bản và ở Hoa Kỳ vào năm 1854. Khi đó là lúc Mỹ mở cửa giao thương cho Nhật.
Ở mỗi nước thì hoa bỉ ngạn có một tên khác nhau:
- Hoa bỉ ngạn tiếng Anh: Red spider lily
- Hoa bỉ ngạn tiếng Nhật: Higanbana, Shibito Hana
- Hoa bỉ ngạn tiếng Trung: Thạch toán, Hồng hoa thạch toán hay Long trảo hoa.
Đối với người Trung Hoa thì người ta thường gọi:
- Hoa bỉ ngạn đỏ: Mạn Châu Sa Hoa
- Hoa bỉ ngạn trắng: Mạn Đà La Hoa
Hoa bỉ ngạn có 3 màu trắng đỏ vàng
3. Ý nghĩa của hoa bỉ ngạn
Đối với mỗi quốc gia, dựa theo tập quán, phong tục thì sẽ có những đánh giá, ý nghĩa khác nhau về loài hoa bỉ ngạn này. Nhưng nó dựa trên những đặc điểm của hoa mà tạo thành.
Vậy đặc điểm nổi bậc của hoa bỉ ngạn là gì? Đó chính là sự phân ly giữa lá và hoa, khi hoa bỉ ngạn ra hoa thì lá sẽ rụng hết trước đó mà ngược lại, khi hoa tàn lụi thì lá sẽ mọng ra trở lại.
Điều đó tượng trưng cho sự chia cắt vĩnh viễn, sự chia xa không bao giờ có hồi kết, như hai cực của thế giới, như màn đêm và ánh sáng.
- Tại Trung Quốc: Hoa bỉ ngạn nói lên sự ưu mỹ thuần khiết
- Tại Nhật: Được diễn tả như một hồi ức đau thương
- Tại Triều Tiên: Loài hoa này nói lên nỗi nhớ da diết
Ý nghĩa hoa bỉ ngạn trong tình yêu
Hoa bỉ ngạn có ý nghĩa chia ly trong tình yêu, người ta mượn hình ảnh của lá và hoa + sự tích về hoa bỉ ngạn là sự chia ly của đôi tình nhân tới vạn kiếp phân ly. Tình yêu cần còn tồn tại, không mất đi mà không bao giờ đến được với nhau, đó là một tình yêu cao thượng, bất diệt và cực kỳ đau khổ.
Chính vì vậy mà hoa bỉ ngạn có ý nghĩa là hồi ức đau thương, phân ly, khổ đau và là vẻ đẹp của cái chết.
Ý nghĩa về phật pháp, luân kiếp
Nhắc đến hoa bỉ ngạn là nhắc đến niềm đau thương, sự chia ly và tuyệt vọng. Nguyên nhân là do bỉ ngạn thường nở vào xuân phân.
Theo lời dạy của Phật thì đây là thời gian 7 ngày của mùa thu, người sống có thể đi vào thế giới của người chết để gặp gỡ ông bà tổ tiên.
Bỉ ngạn cũng mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo truyền thuyết ,xưa kia, mỗi lần hoa bỉ ngạn nở chính là dịp những người sống đi vào được thế giới của người chết, nơi họ có thể gặp gỡ ông bà, tổ tiên. Vì vậy mà ở Nhật, mỗi khi bỉ ngạn nở là họ đi viếng mộ, sửa sang mồ mả cho những người đã khuất.
4. Truyền thuyết về sự tích hoa bỉ ngạn
Truyền thuyết số 01 về hoa bỉ ngạn
Có một loài hoa rất đặc biệt mang một cái tên rất độc đáo Hoa Bỉ Ngạn. Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa.
Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương. Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ.
Thế nhưng, bọn họ điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc. Cuối cùng có một ngày, bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần.
Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ.
Kể từ đó về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào.
Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định.
Từ đó mới có sự tích về cái tên Mạn Châu Sa Hoa
Truyền thuyết số 02 về hoa bỉ ngạn
Thuở xưa trên thiên giới có một cặp tình nhân yêu nhau thắm thiết. Chàng trai vốn là võ tướng tên Hoa, cô gái là công chúa tên gọi Châu Nhi. Vốn hai người đã định xin Thiên đế ban hôn, nhưng vì lúc đó xảy ra loạn lạc, Hoa đành phải gác tư tình sang bên, cầm quân đánh giặc
Khi trở về, chàng biết tin Thiên đế muốn đem gả Châu Nhi cho Tiên tôn để kết tình hữu nghị. Hoa bèn vào cung thỉnh cầu, ngờ đâu Thiên đế nghe xong thì nổi trận lôi đình, giam chàng vào ngục.
Châu Nhi lén vào thăm Hoa, hai người bàn kế vượt ngục. Hoa vốn dòng Thiên tướng, pháp thuật tinh thuần, rốt cục đã vượt ngục thành công, dẫn theo Châu Nhi chạy trốn.
Thiên đế biết chuyện, giận dữ phái thiên binh thiên tướng đuổi giết. Hoa và Châu Nhi lâm vào tình cảnh ngặt nghèo, tiến lui đều không có lối. Giữa lúc tuyệt vọng, hai người vì muốn trọn đời bên nhau không chia cắt, Hoa thi triển bí thuật, tự biến hai người thành một loài hoa. Châu Nhi hóa thành nụ hoa trắng trong tinh khiết, Hoa biến thành tán lá xanh mịn màng ôm lấy nụ hoa. Đám thiên binh thiên tướng đuổi giết thấy thế ngỡ ngàng, bèn đặt tên loài hoa này là Mạn Châu Sa Hoa.
Mọi việc tưởng đến thế thì kết thúc, nào ngờ Thiên đế lòng dạ hẹp hòi, muốn cho đôi tình nhân vĩnh viễn phân ly, bèn trớ chú cho loài hoa này một trớ chú vô cùng độc ác:”Mạn Châu Sa Hoa, hoa ngàn năm nở, ngàn năm rụng, lá ngàn năm sinh ra, ngàn năm chết đi. Hoa lá vĩnh viễn không thể gần nhau, dù cùng sống trên một thân cây.”
Thời gian cứ thế trôi qua…. Cả ngàn vạn năm sau, lời trớ chú cũng trở nên yếu ớt trước ái tình đằm thắm khắng khít của hai người. Cuối cùng hoa lá cùng bung nở trên thân cây, đôi tình nhân chung thủy sắt son rốt lại vẫn có thể tương kiến giữa con sông dài thời gian chia lìa sinh tử.
Thế nhưng trớ chú cũng bị thời gian bào mòn, vậy mà lòng hẹp hòi của Thiên đế vẫn không thay đổi. Sau khi y biết Mạn Châu Sa Hoa bừng nở, liền sai binh tướng đuổi giết, bắt về.
Mạn Châu Sa Hoa sau khi cùng nở cùng sinh, pháp lực khôi phục, vội vàng chạy trốn. Trời đất bao la nhưng không chốn dung thân, Mạn Châu Sa Hoa cuối cùng đành phải trốn xuống địa ngục.
Thiên binh thiên tướng đuổi sát không tha. Chính thái độ hống hách tàn ác của chúng đã khiến cho người Ma vực nổi lòng oán ghét, lại thêm câu chuyện tình Mạn Châu Sa Hoa càng khiến họ nổi mối thương tâm, cuối cùng người Ma vực đứng ra bênh vực cho Mạn Châu Sa Hoa, dẫn đến một trường Thần Ma đại chiến.
Trong khi hai bên chiến đấu, máu tươi của binh sĩ hai bên chảy tràn mặt đất, không ngờ lại bị hút hết vào cây Mạn Châu Sa Hoa. Máu tươi nhiều đến nỗi nụ hoa vốn trắng trong tinh khiết cũng trở thành đỏ tươi như máu, yêu dị và diễm lệ vô cùng.
Cả Mạn Châu Sa Hoa cũng không hay biết chuyện gì xảy ra, đột nhiên huyết quang từ cây hoa xông vọt lên tận trời, tất cả binh sĩ hai bên đang chiến đấu thảy đều bị biến thành tro bụi.
Biến cố đột ngột này oanh động cả tam giới, Thiên đế, Ma vương, Quỷ vương, Tiên tôn đều tự thân đến xem xét. Thiên đế vẫn không cam lòng, quyết bắt Mạn Châu Sa Hoa trở về, bất quá thông qua Thiên nhãn kính cả 4 người bọn họ đều biết Mạn Châu Sa Hoa đã vượt khỏi tam giới, siêu thoát ngũ hành, không chịu câu thúc của các quy tắc thông thường nữa.
Vì Mạn Châu Sa Hoa tiền thế đã chịu nhiều oan ức, lại thêm oán khí chưa tan, thích hợp để dẫn độ các vong linh lầm lạc trở lại luân hồi, cho nên cuối cùng 4 người quyết định để Mạn Châu Sa Hoa lại bên Nại Hà, suối Hoàng Tuyền hầu dẫn độ vong hồn oán khí trên thế gian.
Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định. Đời sau gọi loài hoa này là hoa bỉ ngạn.
Các nhân mình thì theo truyền thuyết số 1, vì mình thấy nó logic hơn ở cái tên Mạn Châu Sa Hoa.
Sự tích về sự chia ly vạn kiếp của hoa bỉ ngạn
5. Một vài đặc điểm về hoa Bỉ ngạn
- Hoa có 3 màu: Đỏ(Phổ biến nhất), vàng(cực hiếm) và trắng(ít gặp).
- Tổng thể: Cây cao từ 50–100cm
- Hoa: Hoa mọc thành chùm màu đỏ như máu, cánh hoa vươn dài nở xòe mọi phía như đuôi công. Cụm hoa từ 5 tới 7 nụ, khi đã ra hoa thì không còn lá.
- Hoa nở: Hoa nở rất đúng ngày, 3 ngày trước và sau Xuân phân gọi là Xuân bỉ ngạn. 3 ngày trước và sau Thu phân gọi là Thu bỉ ngạn. Hoa nở đặc biệt rất đúng ngày nhé.
- Củ: Hoa mọc tự nhiên và trồng bằng củ. Nhiều bạn thắc mắc là hoa bỉ ngạn có độc không? Thì câu trả lời là “Củ hoa” bỉ ngạn rất độc nhé. Trong củ có chứa chất Lycorin gây tổn hại tới hệ thần kinh. Người Nhật xưa đã truyền tai nhau rằng củ loài hoa này là điềm gở và chết chóc vì khi đói đã ăn chúng và bị nhiều hệ lụy.
6. Bài thơ tâm đắc về hoa bỉ ngạn
Có nhiều bài thơ về hoa bỉ ngạn, nhưng mình chỉ tâm đắc bài này thôi.
“Hoa nở ngàn năm hoa bỉ ngạn
Hoàng Tuyền huyết nhuộm nỗi bi thương
Vô hoa hữu diệp, vô tương ngộ
Vạn kiếp luân hồi, vạn kiếp vương”
7. Đáo bỉ ngạn là gì? Lễ bị ngạn là gì?
Đáo bỉ ngạn là gì?
Bỉ ngạn là bờ bên kia. Con người trần thế sống trong cõi đời nầy bị vướng vào vòng sanh tử chi phối nên phải chìm đắm mê muội trong 3 cõi (đó là 3 cõi : Dục giới, sắc giới và cõi vô sắc), 6 đường (địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, thiên, nhơn, A-tu-la) như đang chơi vơi bên bờ vực thẳm và chờ con thuyền giải thoát đưa qua bên kia bờ an lạc.
Đáo bỉ ngạn là đến bờ bên kia, tức là bờ bến an vui giải thoát, không còn bị các dục vọng, phiền não chi phối nữa. Nhờ sự tu hành mà chúng sanh gạn lọc được những điều bất thiện như tham, sân, si và khi đạt đến một trình độ cao thì những mê chấp đều xa lìa, tâm được thanh tịnh an ổn. Đó là sự giải thoát, tức là đã đến được bờ giác ngộ.
Như vậy Đáo bỉ ngạn = cảnh giới của sự giác ngộ (chân chính giác ngộ)
Lễ Bỉ Ngạn là gì?
Lễ Bỉ-ngạn người Nhật gọi là O HIGAN vào tháng 3 của mỗi năm và kéo dài trong một tuần lễ từ 13 đến 20. Vào dịp nầy, người tín đồ Phật giáo đến cúng viếng mồ mã tổ tiên ở ngay trong phạm vi của chùa. Thường thường con cháu thuê chùa viết các bài vị bằng cây thông mỏng nhẹ và dài độ 2m gọi là tô-ba (tháp bà) để cắm lên ngôi mộ người quá vảng gọi là tưởng niệm báo ân.
Lễ nầy không rõ có phải người Việt-Nam chọn vào dịp lễ Thanh-Minh trong tháng 3 chăng ? Theo thiển nghĩ, tiết Thanh-Minh để cho con cháu đi tảo mộ ông bà, cũng như cúng bái tưởng niệm người chết, cũng là một hình thức đượm tính chất Phật giáo. Điều này có mô tả trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Nguồn: internet