CMS nào là tốt nhất để tạo website, blog

CMS tốt nhất để tạo website

Việc tạo website đã dễ hơn rất nhiều trong năm 2019. Bạn có rất nhiều nền tảng website để lựa chọn, và có thể tạo bất kỳ trang web nào bạn muốn ở bất kỳ thể loại nào. Tuy nhiên, vì có qua nhiều lựa chọn nên có thể bạn không biết hệ quản trị nội dung (Content Management System – CMS) nào tốt nhất cho website của bạn.

  • CMS là gì?
  • Bạn có thể tạo ra trang web nào với một nền tảng CMS?
  • Tính năng nào một CMS tốt nhất nên có
  • 8 CMS tốt nhất cho website năm 2019
  • Lời kết

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giúp bạn chọn CMS. Bạn sẽ biết những thông tin cần thiết để đánh giá đâu là CMS tốt nhất, trong số 8 lựa chọn hệ quản trị nội dung phổ biến bên dưới như sau:

  1. WordPress
  2. Joomla!
  3. Drupal
  4. Typo3
  5. Serendipity
  6. Dotclear
  7. ImpressPages
  8. Chamilo

Nếu bạn đang cần trải nghiệm một trong số các CMS, Hostinger sẽ tài trợ cho bạn một gói web hosting để sử dụng. Bạn chỉ mất 1 click để cài đặt 8 CMS trên và còn nhận được hỗ trợ 24/7.

Không chần chừ nữa, hãy sẵn sàng chọn ra CMS cho website của bạn thôi!

CMS là gì?

Ví dụ CMS

CMS là chữ viết tắt của Content Management System (hệ quản trị nội dung). Nó là một ứng dụng giúp bạn xuất bản và quản lý nội dung trên trang web bằng một phương pháp logic và trực quan. Ví dụ, hãy mở một phần mềm văn bản (như Notepad hoặc TextEdit), bạn sẽ có thể viết bài và xuất bản nó lên website của riêng bạn.

Đó là khái niệm cơ bản về CMS. Dĩ nhiên, ngày nay CMS có thể giúp bạn còn nhiều hơn như vậy. Chúng giúp bạn lập chỉ mục nội dung (indexing), thực hiện thay đổi, định dạng trang web, vâng vâng.

Đừng nhầm lẫn giữa CMS với website builder. Website builder là công cụ giúp bạn tạo trang web mà không cần kiến thức coding thông qua giao diện, thường là sử dụng phượng pháp kéo thả, còn CMS không những giúp bạn tạo trang web còn giúp bạn quản lý toàn bộ nội dung trên đó, phức tạo hơn và có thể tùy chỉnh nhiều hơn để kiểm soát cách trang web hiển thị và tương tác với người xem.

CMS cũng có thể được dùng mà không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu biết lập trình thì tốt hơn, vì bạn sẽ có nhiều quyền tùy chỉnh hơn. Ngày nay, các CMS tốt nhất đã có nhiều công cụ giúp bạn thiết kế web và tạo ra được các trang web hiện đại.

Các loại CMS này thường là giải pháp toàn diện để giúp bạn tạo website và quản lý nội dung trên đó. Tùy vào loại CMS bạn đang dùng, bạn sẽ có nhiều hơn hoặc ít hơn tính năng của các CMS khác. Ngoài ra, thông qua plugin hay extension bạn có thể bổ sung tính năng cho CMS đó. Chúng tôi sẽ đề cập về các giải pháp này ở phần sau. Giờ hãy tìm hiểu xem bạn có thể tạo gì với CMS.

Bạn có thể tạo ra trang web nào với một nền tảng CMS?

Rất nhiề người nghĩ CMSs chỉ dùng để tạo blog. Đúng là một số nền tảng CMS được tạo ra ban đầu với ý tưởng là để tạo blog. Tuy nhiên, nhiều trong số đó đã phát triển đến mức nó có thể vượt xa khỏi mảng dịch vụ này, nhờ vào tính linh hoạt của mã nguồn mở. Ví dụ WordPress chẵng hạn, nó chiếm tới 30% thế giới web nhờ vào khả năng tùy biến không giới hạn của nó.

CMSs ngày nay đã phổ biến và mạnh mẽ đến mức bạn có thể tạo bất kỳ dự án nào bạn muốn. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là xây dựng website dựa trên thế mạnh về nội dung và lan truyền nội dung. Việc này đồng nghĩa với việc bạn có thể dùng CMSs để tạo blog đơn giản, website hướng dẫn, danh mục sản phẩm, site mới, vâng vâng. Với công cụ phù hợp, bạn sẽ xử lý được các vấn đề cao cấp của các dự án web chỉ bằng CMS. Thậm chí, bạn có thể tạo cửa hàng online, trang web thành viên và diễn đàn.

Chỉ một lát nữa thôi, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hệ quản trị nội dung nào tốt nhất ngày nay. Tuy nhiên, trước lúc đó, hãy nói về các tính năng bạn có thể chọn để sử dụng CMS cho website trước.

Tính năng nào một CMS tốt nhất nên có

Giờ, cơ bản, bạn đã biết CMS là gì. Nhưng hãy tìm hiểu thêm về các tính năng đặc thù mà một CMS nên có, để giúp bạn tạo và vận hành website hiệu quả nhất có thể. Những CMS tốt nhất luôn cần có:

  • Phương pháp xuất bản nội dung đơn giản. Bất kỳ CMS chất lượng nào cũng có một trang viết bài mạnh mẽ, và nhiều lựa chọn để giúp nội dung hiển thị sao cho hoàn hảo nhất.
  • Các lựa chọn phân loại nội dung hợp lý. Nội dung website càng nhiều, bạn càng cần phải phân loại nội dung để sao cho mọi thứ thật gọn gàng và dễ định hướng trong website. Đó là lý do một CMS tốt cần phải giúp bạn tạo chỉ mục, gắn tag, và có các lựa chọn phân loại khác cho bài viết của bạn, vâng vâng. Tất cả các cách để giúp website không bị rối hợp lý chừng nào sẽ tốt chừng ấy.
  • Khả năng tùy chỉnh của trang. Ngoài việc xuất bản nội dung, bạn còn cần phải tạo nhiều loại trang cho website của bạn. CMS của bạn tốt nhất nên có khả năn tạo ra được nhiều loại trang web khác nhau để hoàn tất công việc được đề ra.
  • Khả năng tùy chỉnh cao. Với kinh nghiệm của chúng tôi, nền tảng CMS tốt là nền tảng có độ tùy chỉnh cao. Có nghĩa là việc bạn muốn thêm một tính năng nào đó trên web sẽ không gặp bất kỳ trở ngại nào về mặt kỹ thuật. Nó sẽ giúp bạn tạo được web như ý và phù hợp với nhu cầu của người dùng hơn hết. Một website cao cấp cần phải như vậy.
  • Cộng đồng sử dụng lớn. CMSs với lượng tương tác giữa người dùng với nhau càng lớn chừng nào, thì khả năng phát triển của CMS ấy càng mạnh chừng đó. Các bản cập nhận, bản và lỗ hổng bảo mật, và kiến thức từ cộng đồng này sẽ là bảo trợ tốt nhất cho trang web của bạn.

Đây là 5 yếu tố cốt lõi giúp bạn xác định được CMS nào đáng dành thời gian bỏ ro. Ngoài ra, hầu hết các lựa chọn CMS này sẽ đi kèm với tính năng và loại dự án phù hợp cho bạn.

Vậy đó, giờ bạn đã có đủ tư liệu để đánh giá CMS. Chúng tôi ở phần sau sẽ đi sâu of this article, we’ll take a look at some of our favorite CMS platforms. We’ll discuss what makes them unique, explore their pros and cons, and help you choose the best CMS for your site.

Các CMS tốt nhất cho website

Có khá nhiều lựa chọn CMS để bạn chọn. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là – mọi CMS bên dưới đều là mã nguồn mở và có thể cài đặt bằng 1 click tại Hostinger! Có nghĩa là bạn sẽ không mất thời gian tải và cấu hình.

Dưới đây là 8 nền tảng CMS tốt nhất dành cho bạn!

1. WordPress

WordPress

WordPress – CMS lớn nhất này đang vượt xa rất nhiều CMS khác, và có lý do cả đấy.

Mặc dù ban đầu nó chỉ là nền tảng để viết blog, nhưng WordPress đã vượt qua giai đoạn ấy rồi. Giờ nền tảng này dễ dùng, có thể tùy biến làm trung tâm quản lý nội dung. Và bằng plugin với hàng ngàn themes miễn phí, nó có thể giúp bạn tạo bất kỳ website nào bạn muốn.

Còn đối với việc quản lý nội dung, WordPress đã rất xứng đang với vị trí hiện tại vì nó tạo ra một trải nghiệm quản lý vượt trội. Xuất bản bài viết mới và trang web mới vô cùng đơn giản, bạn còn có trình biênt ập văn bản mạnh mẽ để giúp bạn định dạng bài viết. Hơn thế nữa, nền tảng này còn hỗ trợ trang đăng ký người dùng, có cập nhật thường xuyên và cộng động sử dụng cực lớn.

Tính năng chính:

  • Các lựa chọn quản lý nội dung và xuất bản đa dạng mượt mà.
  • Cung cấp trình editor mạnh mẽ giúp bạn tùy chỉnh nội dung dễ dàng.
  • Có độ tùy biến cao, nhờ vào hàng ngàn plugin và themes miễn phí và trả phí.
  • Có cộng đồng sử dụng sôi nổi.

Điểm yếu duy nhất sử dụng WordPress là đôi khi bạn cài quá nhiều plugins để thêm tính năng bạn cần vào website. Có nhiều CMS khá hỗ trợ trải nghiệm blogging cũng tốt mà không phải cài từng plugin cho từng tính năng. Vì vậy việc lựa chọn các CMS khác sẽ phụ thuộc vào việc website của bạn chủ yếu cần gì. Hãy tiếp tục tìm hiểu về CMS lớn thứ 2 trên thê giới. Joomla!

2. Joomla!

joomla

Trong các danh sách bình chọn CMS tốt nhất, Joomla! luôn là cái tên xuất hiện nhiều nhất bên cạnh WordPress. Điểm trừ chính của Joomla là nó không thân thiên lắm với người dùng mới bắt đầu. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nó lại linh hoạt hơn hẵn WordPress.

Chẳng hạn, Joomla là lựa chọn chính cho những ai thích quản lý bài viết với nhiều loại custom post type. Rất lý tưởng để vận hành một website mà không phụ thuộc quá nhiều vào văn bản. Platform này cũng cung cấp nhiều lựa chọn liên quan đến việc quản lý người dùng. Vì vậy, nó sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những trang web về membership.

Hơn nữa, Joomla cũng hỗ trợ đa ngôn ngữ. Bạn không cần phải sử dụng plugin hay extensions để thêm ngôn ngữ mới vào trang web của bạn. Và Joomla cũng hỗ trợ cho bạn sử dụng nhiều theme và templates cùng lúc, cho từng loại nội dung. Rất tuyệt đúng không.

Tính năng chính:

  • Hỗ trợ tuyệt vời cho custom post type
  • Có khả năng quản lý lượng người dùng lớn và nhiều tính năng
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ mặc định
  • Hỗ trợ sử dụng template khác nhau cho từng loại trang

Về mặt cơ bản, Joomla rất tốt và là một lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, nó không thân thiện cho người mới bắt đầu như WordPress, vì vậy bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để làm quen và học cách vận hành nền tảng quản lý nội dung này.

Nó cũng không hỗ trợ nhiều extension và template như các đối thủ. Chuyện này không phải vấn đề, vì nó đã có nhiều tính năng được tích hợp sẵn cũng như các tính năng có thể lập trình thủ công. Việc này giúp Joomla trở thành một môi trường tốt cho trải nghiệm lập trình và phát triển web.

3. Drupal

drupal

Drupal lại là một cái tên có cân lượng trong danh sách những CMS mã nguồn mở tốt nhất. Mặc dù nó bị bỏ xa trước WordPress và Joomla về thị trường, nhưng không có nghĩa nó ít đáng giá hơn.

Trên thực tế, Drupal có sức mạnh tương đồng với những ưu điểm của Joomla. Ví dụ, nó là một hệ thống vô cùng linh hoạt với custom post types. Nó cũng có khả năng quản lý người dùng và quản lý phân quyền tốt, và bạn còn có thể quản lý nhiều site đa ngôn ngữ cùng lúc.

Tuy nhiên, có những mảng mà Drupal  đặc biệt nổi trội. Như hệ thống taxonomy của nó, lại tốt hơn hẵn các đối thủ. Hơn nữa, Drupal được cho là một nền tảng an toàn hơn hẵn WordPress và Joomla.

Tính năng chính:

  • Cung cấp nhiều sự lựa chọn linh hoạt để tạo custom post type
  • Hệ thống quản lý mạnh mẽ
  • Tính năng quản lý người dùng cao cấp và phân quyền chi tiết
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ
  • Có hệ thống phân loại chi tiết (taxonomy system)
  • Dùng cho các website cần độ an toàn thông tin cao

Bạn có thể xây dựng hầu như tất cả mọi website bằng cách sử dụng 3 nền tảng CMS lớn nhất này: WordPress, Joomla, Drupal. Tuy nhiên, Drupal được cho là có tính mở rộng và bảo mật tốt hơn, khiến nó được dùng nhiều cho các trang web của doanh nghiệp và tập đoàn.

Để học được Drupal cũng khó khăn. Vì vậy chúng tôi không khuyên bạn sử dụng Drupal trừ khi bạn có kinh nghiệm lập trình web. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự thích tự nghiên cứu, nó là nền tảng tốt nhất để học ngày nay.

4. Typo3

typo3

Giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các nền tảng ít phổ biến hơn. Nhưng như đã nói ở trên, 8 cms chúng tôi giới thiệu đều là những CMS đáng giá. Các CMS chỉ có ít người dùng hơn thôi nhưng vẫn có thế mạnh riêng.

Ví dụ như Typo3. Đây là CMS lấy khả năng mở rộng làm điểm mạnh chính, nó phục vụ cho các startup hoặc những website tập đoàn. Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng CMS để xây dựng một mạng riêng. Vậy Typo3 là lựa chọn chuẩn xác.

Nhưng khi nói đến việc thân thiện với người dùng thì Typo3 thường không phải là lựa chọn đầu tiên. Với kinh nghiệm của chúng tôi, CMS này  phù hợp cho những ai biết lập trình ewb, và không phù hợp cho những site đơn giản, nhỏ.

Tuy nhiên, Typo3 đúng là có những tính năng rất hay, như là việc hỗ trợ đa ngôn ngữ. nó Cũng giúp bạn vận hành nhiều site trong một bản cài đặt duy nhất, có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều công sức.

Tính năng chính:

  • Là lựa chọn rất tốt cho các website cấp doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ đa website, đa ngôn ngữ
  • Hỗ trợ quản lý nhiều website từ một bộ cài
  • Dễ dàng chia sẽ dữ liệu giữa nhiều website với nhau.

Tóm lại, chúng tôi khuyên bạn dùng Typo3 nếu bạn cần quản lý nhiều site cùng một nhánh. Với CMS này bạn có thể chia sẽ template, extensions, và thậm chí cả người dùng với với nhau, điều này các CMS khác không hỗ trợ.

5. Serendipity

serendipity

Trái ngược với các lựa chọn ở trên, Serendipity là một CMS rất thân thiện với người dùng cho những blog nhỏ. Theo chúng tôi thấy, nó là CMS nhẹ nhất bạn có thể dùng.

Không phải nó thiếu tính năng. Mà ngược lại, nó làm vậy để cung cấp tốc độ tốt nhất cho website, nhờ khả năng caching mặc định rất linh động của nó. Để thêm tính năng bạn có thể sử dụng themes và plugins. Hơn nữa, bạn cũng có thể tìm thấy plugins riêng cho front-end và back-end. Việc này cũng giúp quá trình thêm tính năng trở nên dễ dàng hơn.

Tính năng chính:

  • Hoàn hảo cho website cần tốc độ cao.
  • Có lượng lớn lựa chọn plugins/themes, để giúp tùy chỉnh website.

Nhìn chung, Serendipity rất phù hợp cho những website nhỏ. Vì việc cài đặt rất đơn giản, nên bạn có thể dễ dàng tạo được một blog rất trang nhã và tinh tế. Tuy nhiên, nó thiếu một chút sức mạnh để có thể bảo trợ cho những dự án tham vọng hơn. Cá nhân tôi, tôi khuyên bạn nếu không muốn dùng những CMS phức tạp như Joomla và WordPress thì có thể chọn CMS này. Nó còn đơn giản để dùng hơn nữa.

6. Dotclear

dotclear

Dotclear là một CMS tuyệt vời khác nếu bạn muốn tạo một blog đơn giản. CMS này có cách tạo blog rất trực tiếp và dễ dùng. Bên cạnh các CMS mà chúng tôi đã kiểm thử, rất ít sản phẩm nào dễ dùng như Dotclear, ngoài ra, nền tảng này còn giúp tăng trải nghiệm biên tập bài viết lên tầm cao mới. Nó cũng tương tự WordPress ở số lượng tính năng nó có thể đáp ứng.

Với Dotclear, bạn có thể dễ dàng xuất bản, quản lý tạo taxonomy nhanh chóng và mạnh mẽ. Nền tảng này giúp bạn viết blog dưới dạng plain text, HTML và kể cả dạng Wiki.

Bên cạnh các tính năng cơ bản, Dotclear cũng có thể tạo ra RSS feed. Thêm nữa, bạn có thể cài thêm tính năng bằng plugin và themes.

Tính năng chính:

  • Dễ cài đặt và vận hành.
  • Hỗ trợ plain text, HTML, và Wiki syntax.
  • Giúp bạn tạo RSS feed.

Tóm lại, chúng tôi xếp Dotclear cùng dạng với SErendipity. Nó là nền tảng CMS tốt nhất cho trải nghiệm blogging. Hơn nữa, bạn sẽ có đầy đủ tính năng để tạo ra được môt dự án thành công.

7. ImpressPages

impress pages

Tiếp theo, ImpressPages là một CMS ít được nhiều người biết. Nhưng nếu dùng nó bạn sẽ ngạc nhiên vì trải nghiệm blogging mà nó mang lại. Phần mềm viết bài của nó rất đẹp và gọn gàng nhất có thể, giao diện thì lại hiện đại. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thêm một số elements mà các CMs không cho (nếu không cài phần mở rộng) – như là maps và forms.

Bên cạnh việc viết blog, nền tảng quản trị nội dung này còn có điểm cao nhờ vào thiết kế của nó. Giao diện quản lý hiện đại nhưng mạnh mẽ, dễ dùng, giúp bạn có thể tùy chỉnh trang dễ dàng và có thể chỉnh nhiều chức năng của trang.

ImpressPages là lựa chọn tốt cho những ai đang tìm một CMS với giao diện không giống như một đám rừng hoặc quá cũ kỹ. Nó cũng có trình builder giúp bạn kéo thả nội dung rất tiên, để bạn tạo một site đơn giản trong nháy mắt. Và dĩ nhiên, CMS này cũng hỗ trợ sử dụng plugins và themes.

Bên cạnh nhiều điểm mạnh, ImpressPages lại không thể so sánh được với WordPress về mặt phần mở rộng. Có nghĩa là các tính năng của CMS này sẽ bị hạn chế, kém linh hoạt hơn so với WordPress.

Tính năng chính:

  • Giao diện hiện đại, đơn giản, dễ dùng
  • Trình biên tập bài viết mạnh mẽ, nhiều tính năng
  • Giúp bạn tạo nội dung dễ dàng bằng builder kéo thả
  • Cung cấp truy cập tốt với nhiều lựa chọn plugin, themes.

Theo ý chúng tôi, nền tảng CMS ít nổi tiếng này lại là CMS tốt nhất bạn có thể dùng để tạo những landing page (trang web) đơn giản, 1 trang chẵng hạn, để ra mắt sản phẩm mới, vì tính tiện dụng của nó rất cao. Lại còn nhanh nữa.

8. Chamilo

chamilo

Cuối cùng nhưng cũng không kém tầm quan trọng, hãy xem Chamilo. Nền tảng này khác với mọi nền tảng khác ở chỗ nó thiên về một loại website duy nhất – website học trực tuyến. Trên thực tế, Chamilo còn được gọi dưới một cái tên khác thay vì CMS là Learning Management System (LMS), một nhánh của CMS chuyên về tạo site học trực tuyến.

Với Chamilo, bạn có thể tạo các khóa học trực tiếp từ đơn giản đến phức tạp. Các lớp học của bạn có thể bao gồm văn bản, nội dung đa phương tiện, câu hỏi nhiều đáp án, bài tập, vâng vâng. Nếu bạn muốn tìm CMS giúp bạn học và dạy học, vậy không phải tìm đâu xa nữa.

So sánh Chamilo với những CMS thì nó rất khác biệt vì phân khúc sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, Chamilo có thị trường riêng của nó nhờ vào tính đơn giản  và tiện dụng. Nó là nền tảng tốt nhất để bạn có thể quản lý nhiều giáo viên, nhiều học sinh và có công cụ để bạn tạo ra những lớp học trực tuyến tốt nhất.

Tính năng chính:

  • Là một nền tảng mạnh mẽ để tạo các khóa học trực tuyến.
  • Giúp nhiều giáo diên có thể dạy học, tương tác với nhau.
  • Giúp bạn tạo bảng câu hỏi, bài tập, và những tài liệu học tập khác.

Điểm trừ duy nhất của Chamilo là sự phát triển của nền tảng này không nhanh như các CMS khác mà chúng tôi kể ở trên. Tuy nhiên, nó có một cộng đồng sử dụng lớn và mạnh ở cả 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Tây ban nha. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các cộng đồng người dùng này.

Lời kết

Chọn CMS tốt nhất cho website giống tương tự như chọn một hệ điều hành vậy. Tất cả các lựa chọn CMS website đều có lượng người thích dùng vì các ưu điểm và ngược lại. Bạn chỉ cần lựa chọn kỹ dựa trên ý thích của bạn và dựa trên nhu cầu tạo website của bạn. Cá nhân của mình nhận định, WordPress là dễ dùng nhất và mạnh mẽ ở nhiều mức độ khác nhau. Mình cũng khuyên bạn nêndùng thử vài ba CMS trước khi chọn ra một cái để làm dự án lâu dài, chỉ có vậy mới là cách tốt nhất để bạn tự trải nghiệm và đưa ra quyết định được.

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x