Phần 3 – Hướng dẫn sử dụng Partner HQ Dailymotion – Căn bản

Phần 3 – Hướng dẫn sử dụng Partner HQ Dailymotion trong phiên bản nâng cấp mới của Dailymotion.

Sau khi Dailymotion cho tiến hành nâng cấp giao diện một số bạn còn khá bỡ ngỡ và không biết được cách quản lý theo giao diện mới này. Riêng đánh giá của mình thì với giao diện mới này bạn sẽ dễ dàng quản lý các video hơn, đặt biệt là có thể xóa các video hàng loạt, điều mà ở phiên bản trước không có.

Bên cạnh đó cũng có nhiều rắc rối là nếu video bị bản quyền và tắt đi thì không có dấu hiệu nào để nhận biết các video này không còn hiệu lực nữa, do đó bạn sẽ khó phát hiện và xóa các video bị bản quyền. Mình không biết là để đó có vấn đề gì hay không nhưng thiết nghĩ, để nhiều video bị xóa vì bản quyền thì trước sau gì kênh cũng sớm bị DIE mà thôi.

Các phần tiếp theo

Mình sẽ hướng dẫn và nói rõ từng Tab menu một nên bạn nào chưa hiểu phần nào thì chọn phần đó để xem nhé.

  • Tab Media
  • Tab Channel
  • Tab Embed
  • Tab Analytics
  • Tab Earnings

Quản lý các video bằng Tab Media

  • Videos là nơi chưa tất cả các video mà bạn upload lên Dailymotion, bạn có thể sắp xếp, lọc video, tìm kiếm video hoặc chọn nhiều video để xóa cùng một lúc. Thậm chí bạn cũng có thể chọn một video bất kỳ và tải video đó về máy tính nếu muốn, click lên hình ảnh thumnail hoặc tiêu đề sẽ mở ra một tab mới cho phép bạn hiệu chỉnh chi tiết video đó.
  • Playplist là nơi chứa các danh sách phát video của kênh, bạn phải tạo danh sách phát trước rồi mới thêm video vào danh sách phát này, trong giao diện cũ bạn có thể edit danh sách và thêm các video mới vào, nhưng giao diện hiện tại mình chưa thấy tính năng đó trong phần Edit danh sách phát. Tương tự như mục Videos bạn cũng có thể chọn một hoặc nhiều danh sách phát và điều chỉnh chúng, click vào tên danh sách phát sẽ mở ra một tab mới cho phép hiệu chỉnh nội dụng video trong danh sách phát đó.

Quản lý các tùy chọn cho Kênh tại tab Channel

Basic info: Tập trung các thông tin cơ bản của Kênh video như banner kênh, avatar, tagline, mô tả kênh, website riêng của bạn…và các thông tin mạng xã hội khác

Bên dưới cùng có 03 vị trí trống để bạn search và chọn video mở đầu cho kênh, chỉ cần nhập từ khóa sẽ hiện ra video cần rồi chọn là xong, nếu muốn thay đổi thì vào một video khác rồi chọn video đó là video nổi bật ( Xem thêm bài viết về chỉnh sửa chi tiết của video để biết thêm nhé)

Notifications: Đây là nơi cấu hình nhận thông báo của Dailymotion mà thôi, hiện tại có 03 lựa chọn: Nhận email khi video được upload xong; Nhận email khi có người đăng ký theo dõi mới ( hàng tuần); Nhận email khi có các tính năng nâng cấp khác của Dailymotion.

Advanced: Đây là mục nâng cao thể hiện các kết nối của kênh video, các mã code ID theo dõi lượt xem của video và các giao thức nâng cao API kết nối với kênh của bạn. Mình thường không điều chỉnh gì các thông số tại mục này, nếu gắn nhiều mã theo dõi kết nối thì người dùng khi xem video sẽ bị chậm thêm do phải tải thêm code của các mã theo dõi này. Còn các API kết nối mình dùng để tạo liên kết Upload video mà các bạn đã xem ở một số video chỉ cách tải video từ Youtube hoặc từ facebook vào Dailymotion.

Quản lý tích hợp video trên website riêng tại Tab Embed

Appearance and behavior: Tại đây bạn có thể upload logo bản quyền lên để được hiển thị khi người dùng xem video nhé, Ví dụ các video tại kênh của mình đều có logo này. https://www.dailymotion.com/DMVietNamGuide. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh hiển thị của Player như xem các video liên quan sau khi video hiện tại kết thúc trình chiếu.

Widgets: Các widget cho phép bạn gắn các đoạn mã code lên website ở siderbar để tăng tỉ lệ theo dõi kênh, nó giống như Facebook fanpage mà các bạn hay thấy trên các website vậy đó. Cái này mình đã từng gắn lên website nhưng nhận thấy nó làm chậm website nên đã gỡ nó ra rồi.

Domain verification: Xác thực domain đang được embed video để tăng tỉ lệ hiện quảng cáo trên video.

Quản lý theo dõi lượt xem video với tab Analytics:

Giao diện phần này không  có gì thay đổi so với phiên bản cũ cả nhưng có một số mẹo bạn có thể áp dụng tại mục phân tích này.

Related Post

Tab đầu tiên là tab tổng quang lượt xem video theo ngày của kênh Dailymotion, bạn có thể chọn ngày tháng hoặc các thao tác lọc khác để xem biểu đồ lượt xem video trên kênh của bạn.

Tab Videos là nơi phân tích chi tiết cho từng video, xem các video đó được xem nhiều nhất từ nguồn nào, quốc gia nào, hãy chọn một video mà bạn muốn xem đánh giá để có thể đưa ra các điều chỉnh về SEO cho các video tiếp theo. Phần này mình sẽ nói chi tiết hơn trong phần nâng cao về Dailymotion nhé.

Video Monetization: Đây là tab mà mình nghĩ mọi người sẽ ghé thăm thường xuyên để xem hàng ngày kênh của bạn có bao nhiêu bản in và in ra được bao nhiêu $$$, bạn sẽ thấy được số tiền mà mình kiếm được trong tháng hiện tại và tháng trước đó, muốn xem các tháng tiếp theo bạn chỉ việc lọc chọn tháng muốn xem mà thôi, chỉ có điều là nó ko hiện tổng cộng, bạn phải tự cộng lại.

Website Monetization: Tương tự như tab Video Monetization đây là phân tích thu nhập có được từ website mà bạn đã xác thực, nếu bạn có website thì mới quan tâm phần này thôi.

Export: Đây là nơi bạn có thể xuất ra các báo cáo tổng quan về lượt view của kênh đến video và thu nhập của kênh theo ngày tháng tùy chọn.

Quản lý thu nhập của kênh video tại tab EARNINGS

Overview: Nơi thống kê cho bạn biết được là kênh của bạn đã kiếm được bao nhiêu tiền, lưu ý tiền của tháng trước đó sẽ được cộng vào sau 45 ngày nhé, đừng thắc mắt tại sao tiền tháng rồi không được tổng. Ở giao diện cũ bạn sẽ thấy được tổng quan hơn và có khái niệm mất * ( sau chu kỳ 45 ngày không vấn đề gì thì tiền kiếm được sẽ được công nhận và chuyển vào mục chờ thanh toán).

Payout methods: Đây là nơi bạn cấu hình các phương thức mà Dailymotion sẽ thanh toán tiền cho bạn. Hiện tại có 03 hình thức để nhận được thanh toán là Bank transfer; Paypal; Payoneer

Bạn phải điền đầy đủ các thông tin thanh toán khớp với tài khoản tương ứng của bản để Dailymotion kết nối và xác thực. Nếu thao tác sai có thể không nhận được thanh toán

Bank transfer: là hình thức thanh toán thẳng đến tài khoản ngân hàng của bạn, thời gian lâu hơn 2 phương thức còn lại, thường là từ 03 đến 07 làm việc bạn mới nhận được thanh toán. Không phân biệt thẻ visa hay thẻ nội địa nhé, chỉ cần khớp thông tin là có thể thanh toán được.

Paypal: Đây là hình thức thanh toán theo mình là an toán nhất và có lợi có chủ kênh nhất, thời gian thanh toán khoản 02 ngày sau khi Dailymotion tổng kết xong. Khi bạn nhận được thanh toán thì tiền này sẽ không được refun lại cho Dailymotion giống như 02 hình thức kia, phí thanh toán chuyển tiền có thể sẽ được áp dụng nếu số tiền lớn. Những tài khoản Paypal chưa được xác thực sẽ bị giới hạn nhận tiền, nếu tài khoản chưa được xác thực thì không nên chọn để tránh rủi ro nhé.

Payoneer: Nếu bạn đã từng tham gia vào MMO thì hình thức thanh toán này không còn xa lạ với bạn nữa, cũng giống như bên Youtube mà thôi, bạn sẽ nhận được thanh toán vào tài khoản Payoneer và có thể rút về Bank bất cứ lúc nào bạn muốn.

Lưu ý các bạn là thông tin tài khoản phải khớp nhé. Mẹo cho bạn nào add tài khoản vào nhiều kênh thì nên chọn là Paypal nha. Mỗi tài khoản paypal bạn được add thêm 10 email khác, mỗi email đó bạn add vào các kênh tương ứng là được, không có tình trạng chết chùm do add cùng một tài khoản Paypal.

Các phần tiếp theo

Bài liên quan
Leave a Comment