Bạn sẽ không còn tin vào Google PageSpeed ​​Insights nếu bạn đọc bài này!

Fake PageSpeed ​​Insights

Đối với các bạn Coder lĩnh vực website mà nói thì Google PageSpeed ​​Insights được xem là một rào cản tâm linh. Một số khách hàng yêu cầu thiết kế website phải đạt điểm tối ưu từ 80 đến 100 PageSpeed ​​Insights. Hoặc bạn là một dân SEOer cũng đau đầu vì cái PageSpeed ​​Insights này nó không như ý muốn.

Tối ưu PageSpeed ​​Insights có thật sự cần thiết

Nếu nói PageSpeed ​​Insights không cần thiết là nói điêu. Thật ra PageSpeed ​​Insights cũng chỉ là một công cụ phân tích cấu trúc của website và đưa ra đánh giá bằng điểm số. PageSpeed ​​Insights có thể dò tìm các lỗi chưa thật sự tối ưu của website. Tuy nhiên PageSpeed ​​Insights chỉ là tham khảo, nó không quyết định đến tốc độ load của website. Trải nghiệm của người dùng thực tế mới là yếu tố quyết định. Thật không công bằng khi một website ở Việt Nam nhưng lại được đo tốc độ truy cập tận bên Mỹ xa xôi.

Có cách nào để Fake PageSpeed ​​Insights hay không?

Câu trả lời là CÓ. Việc làm giả PageSpeed ​​Insights thật sự đơn giản nếu bạn biết được cách hoạt động lấy dữ liệu của PageSpeed ​​Insights.

Cách tốt nhất để gian lận và đánh lừa PageSpeed ​​Insights là thay đổi chuỗi User Agent  và cung cấp User Agent  khác. Ví dụ: bạn có thể gửi ảnh chụp màn hình thay vì bất kỳ User agent khi PageSpeed ​​Insights truy cập đến . Không ai sẽ nhận thấy khi chạy kiểm tra PageSpeed ​​Insights.

Nếu sử dụng các công cụ khác nhau, chẳng hạn như Lighthouse, Webpagetest, Pingdom Tools, GTmetrix để đo điểm PageSpeed , kết quả có thể khác và bạn sẽ bị lộ. Nên hãy đảm bảo fake User Agent của tất cả các phần mềm kiểm tra đó. Nhưng điều đó không thể làm được.

Thay đổi mã code như thế nào?

Một số coder đã nắm được vấn đề và làm ra một tiện ích có tên là cookie-widget. Sau đó cài đặt vào website như kiểu một thông báo chấp nhận Cookies khi người dùng truy cập vào website. Thật tế là cookie-widget đã cài một đoạn Javascript vào website để làm giả các chỉ số khi có một công cụ kiểm tra nào gọi đến. Nhiều người cũng lợi dụng cách này để thu tiền dịch vụ tối ưu cho website. Thông minh đấy chứ, nhưng làm vậy có nhẫn tâm quá không?

Bạn có thể thử chèn đoạn code bên dưới vào file function.php (wordpress) để làm thay đổi kết quả của PageSpeed ​​Insights

<?php
add_action('init', 'fake_google_speed');
function fake_google_speed()
{$header = $_SERVER['HTTP_USER_AGENT'];if (strpos($header,"Lighthouse") >0 ){echo "<img width='100%' height='100%' src='https://tranquocdai.com/snapshot.jpg' data-src='https://tranquocdai.com/snapshot.jpg' alt='Snapshot tranquocdai.com'>";exit();}
}
?>

Fake PageSpeed insights score không làm điểm xếp hạng website tăng lên.

Fake PageSpeed ​​Insights

Một khi dịch vụ không tốt thì Fake điểm số chỉ là vỏ bọc bề ngoài mà thôi. Thực chất website của bạn vẫn phải chịu tải một lượng thông tin như nó vốn có khi người dùng đang truy cập. Điểm xếp hạng mà Google Search và Alexa vẫn không thay đổi.

Trải nghiệm người dùng mới là yếu tố quyết định. Do đó nếu bạn cứ ôm mãi cái tính bảo thủ dựa vào PageSpeed insights thì hãy quên nó đi. Đừng quá xem trọng PageSpeed insights nhé. Nếu không hãy tự điều chỉnh code và tự sướng cho bản thân đi vậy. Có thể trong lúc bạn test thì điểm số đạt yêu cầu, nhưng sau đó bạn đăng một bài viết mới thì mọi chuyện lại khác. Hoặc bạn thay đổi banner cho website thì nó lại khác nữa. Mỗi lần thay đổi bạn lại phải nhờ SEO tối ưu lại website ư. Thật khó để làm vừa lòng tất cả khi ngay chính Google cũng không bao giờ đạt được điểm số tuyệt đối.

Kết luận:

Điểm PageSpeed insights thật sự không phải là yếu tố quyết định cho website đó có nhanh hay không. PageSpeed insights là một công cụ tham khảo và kiểm tra tính logic và các chuẩn về tối ưu hóa rất tốt. Tuy nhiên quá xa đà vào thì chỉ làm bạn thêm phiền não thôi. Hãy tỉnh táo đừng để các cá nhân trục lợi từ sự thiếu hiểu biết của bạn.

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x